Tuyến đường sắt Đà Lạt – Phan Rang là tuyến đường sắt duy nhất ở Việt Nam sử dụng bánh răng cưa để leo đèo. Tuy nhiên, do quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn nên tuyến đường đã bị đã bị tháo dỡ, nhiều nhà ga bị bỏ hoang thành phế tích.
Được khởi công từ năm đầu thế kỷ 20, trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, phải đến năm 1932 tuyến đường sắt Đà Lạt – Phan Rang mới hoàn thành. Toàn tuyến dài 84 km, trong đó có nhiều đoạn đường răng cưa, đây là một trong số ít tuyến đường sắt trên thế giới chạy bằng bánh răng cưa để leo đèo.
Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ lưu thông hàng hóa giữa Đà Lạt và vùng Ninh Thuận, tuyến đường này gặp nhiều khó khăn, đến năm 1972 thì tạm dừng hoạt động. Sau năm 1975, tuyến đường được khôi phục nhưng chỉ chạy được một số chuyến thì ngưng hoạt động hoàn toàn cho tới khi bị dỡ bỏ. Hiện nay, tuyến đường sắt độc đáo này chỉ duy trì đoạn đường khoảng 7 km phục vụ khách du lịch từ Đà Lạt đi Trại Mát.
Báo SGGP Online giới thiệu chùm ảnh về dấu tích tuyến đường sắt cổ Đà Lạt – Phan Rang: