Người K’ho quan niệm, bắt bơtau k’nàp (mối chúa) đồng nghĩa với việc tận diệt, ổ mối đó sẽ bị tuyệt chủng vì không còn sự sinh sản, nảy nở. Loại mối mà người K’ho nhắm tới là mối thợ, mối lính, chúng có số lượng đông áp đảo, sinh sôi nảy nở nhanh.

thumb_660_7fa81417-a0d9-431e-9efe-771d8e157dec

Hằng năm cứ vào đầu đông khi tiết trời Tây Nguyên nắng ráo sau nhưng tháng mưa dầm dề, người K’ho ở xã Tân Lâm, huyện Di Linh (Lâm Đồng) lại vào mùa săn mối. Tôi được K’Vẻ cho đi theo sau. Từ bên kia, bỗng K’Brào reo lớn: “Bơ tul k’nạp, bơ tul k’nạp!..” (tổ mối, tổ mối) khiến cả nhóm nhanh chân xúm lại đầy hào hứng

thumb_660_7efb0f9d-a74b-49b3-8d1a-b4e0d822064a

Dụng cụ săn mối của người K’ho thật đơn giản. Vật không thể thiếu đó là cái màn hoặc cái rút (đan bằng nan tre chuyên dùng bắt mối), gói lá nha pồt jrào (một loại lá rừng, công dụng gần giống thuốc lào), ít bao dùng để đựng mối, hộp diêm hoặc bật lửa, ngoài ra chẳng còn gì hơn.

thumb_660_5b8aee0c-ffda-44db-858f-b9ec2a29c333

Người K’ho, đi săn mối tối kỵ nhất là bắt cả bơtau k’nàp (mối chúa) mặc dù chúng luôn được nhiều người săn lùng, tìm mua với giá rất đắt.

thumb_660_5e8cbd32-3400-496e-88e1-42119377cda8

Mỗi người một việc, họ chuẩn bị tìm cách bắt mối ra khỏi tổ. Với kinh nghiệm nhiều năm đi săn mối, K’Vẻ khẳng định tổ mối này từ trước tới nay chưa từng bị ai bắt.

thumb_660_579e5e02-27d5-4730-a8a2-1611415dbbe4

“Cuộc đi săn hôm nay chỉ cần “đánh” xong tổ này là đủ để cả nhóm chia nhau “chiến lợi phẩm” hậu hĩnh rồi!..”-KVẻ quả quyết. Mỗi người một việc, cả nhóm nhanh chóng giăng màn bao trùm lên toàn bộ ổ mối.

thumb_660_20527249-2f07-4caf-8472-66c75a7baf82

Nghe tiếng động, hàng trăm con mối đang chuẩn bị cất cánh chui tọt vào trong ổ, một số khác hốt hoảng bay lên nhưng không thoát khỏi chiếc màn đã giăng sẵn.

thumb_660_93b09f56-9a9b-412e-99c9-0b3caaa97b2d

Từng đàn mối lính, mối thợ di chuyển qua lại tạo ra tiếng động rào rào, chúng giương càng ra oai để bảo vệ hang ổ và mối chúa. Khi mọi công đoạn đã hoàn tất, các thành viên trong nhóm bắt đầu tung bí kíp dụ mỗi ra khỏi tổ.

thumb_660_b2efb09e-0d35-4594-aecd-500ba0ba5ccf-1

Lúc này, anh K’Vẻ giữ vai trò trưởng nhóm, bật điếu thuốc quấn bằng lá nha pồt jrào châm lửa đốt. Anh dùng miệng kéo những hơi thật sâu nhằm vào lỗ dẫn vào ổ mối mà thổi. Anh KĐô, anh KVương, cũng không chịu đứng yên, họ dùng điếu thuốc lá kéo những hơi thật dài nhả phả khói vào bên trong ổ mối.

thumb_660_6d0993d7-9821-46a9-b489-a249e1a1f0b1-2

Chẳng mấy chốc, hàng triệu con mối say thuốc, không chịu nổi ám khí trong ổ đành phải ùn ùn mò ra ngoài đen kịt, nháo nhác tung cánh bay trong cơn hỗn loạn tột độ. Chúng bắt đầu di chuyển tới hai bên gốc màn để tìm lối thoát rồi tự rớt xuống bộ dụng cụ đựng mối.

thumb_660_2cced074-cc3f-4d0e-a64f-d29666b6ca25-3

Những con mối béo núc phần lớn đã tự chút bỏ bộ cánh từ khi nào. Ka Nại, vợ KSen chuẩn bị sẳn một chậu nước sạch để rửa sạch mối.

thumb_660_1ece42f2-d4e7-4ec3-a45c-ffd71f98def6-4

Mối được làm sạch bộ cánh, rồi chế biến thành nhiều món khác nhau như mối hấp, mối nấu với lá bép (loại lá cây rừng), cà đắng, nấu cháo, thậm chí bà con còn giã nhuyễn để nấu với bí ngô và bí đao, ngọt hơn cả nấu với tôm tép.

Kim Ngân (Báo CAND, 22/11/2016)