Vừa qua, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ ký kết hợp tác thay đổi mô hình sản xuất giữa công ty chè Lâm Đồng và công ty Dược Liệu Xanh nhằm mục đích phát triển vùng trồng cây dược liệu, chế biến dược phẩm, thực phẩm chức năng

Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh về phát triển nông lâm nghiệp; có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loài cây trồng; năm 2019 toàn tỉnh có 278.154 ha đất canh tác, trong đó có khoảng 331,9 ha canh tác cây dược liệu các loại như atiso, đương quy, đẳng sâm, diệp hạ châu; nấm dược liệu như Linh chi, đông trùng hạ thảo và một số loài cây dược liệu có giá trị khác, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất và phát triển nền y học nói chung.

Theo Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI (số 01-NQ/ĐH ngày 03/11/2020)  đã xác định “Phát triển vùng trồng cây dược liệu, chế biến dược phẩm, thực phẩm chức năng” là một trong những nội dung quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 2021 – 2025. Do đó việc Phát triển vùng sản xuất và chế biến gắn với tiêu thụ dược liệu bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025 là hết sức cần thiết để đề ra những giải pháp và kế hoạch triển khai cụ thể nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại trong sản xuất, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển dược liệu bền vững, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thực hiện theo chủ trương trên, vừa qua đã diễn ra lễ ký kết hợp tác thay đổi mô hình sản xuất giữa công ty chè Lâm Đồng và công ty Dược Liệu Xanh.

Lễ ký kết hợp tác thay đổi mô hình sản xuất trồng cây thuốc nam Công ty Chè Lâm Đồng và Công Ty Dược Liệu Xanh

Theo lãnh đạo công ty Dược Liệu Xanh việc sản xuất dược liệu trên quy mô lớn ngoài việc: chọn đất – chọn giống – nuôi trồng – chăn sóc – thu hoạch – sơ chế – bảo quản tốt thì thị trường tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng nên trong thời gian tới sắp tới công ty sẽ hợp tác với một đối tác đến từ Nhật Bản có kinh nghiệm – công nghệ và thị trường trong sản xuất dược liệu để xuất khẩu ra nước ngoài và một công ty bán lẻ có hệ thống phân phối rộng trong cả nước để tiêu thụ sản phẩn trong nước.