Khoảng 13h ngày 22/4, trên địa bàn huyện Đơn Dương và TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) xuất hiện cơn mưa lớn kèm theo mưa đá trên diện rộng tại một số vị trí, tới 15h cùng ngày vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Những viên đá có đường kính trung bình khoảng 2cm, liên tiếp đổ xuống. Mưa kèm mưa đá rơi dồn dập, kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Trên mặt đất la liệt các viên đá trắng xóa li ti. Nhiều người dân địa phương hốt lại được đầy từng thau lớn.

Người dân địa phương cho biết cơn mưa đá bất chợt trải dài từ TP Đà Lạt đến các huyện lân cận như Đơn Dương, Đức Trọng. Đây là cơn mưa lớn kèm theo đá xuất hiện lần thứ 2 tại Đà Lạt kể từ đầu năm 2017 tới nay.

Một số hình ảnh và video về cơn mưa đá bất thường do người dân tại Đơn Dương và Đà Lạt ghi lại:

Mưa đá trút xuống dồn dập. Người dân TP Đà Lạt hốt được cả một thau đầy. (Ảnh: FB Nhung Nguyễn)
Mưa đá trút xuống dồn dập. Người dân TP Đà Lạt hốt được cả một thau đầy. (Ảnh: FB Nhung Nguyễn)
Những viên đá có đường kính trung bình khoảng 2cm, sau khi rơi xuống một thời gian lâu vẫn chưa tan hết. (Ảnh: Nhung Nguyễn)
Những viên đá có đường kính trung bình khoảng 2cm, sau khi rơi xuống một thời gian lâu vẫn chưa tan hết. (Ảnh: Nhung Nguyễn)
Đá viên rớt xuống đầy khắp sân nhà một người dân tại TP Đà Lạt (Ảnh: FB Papy Xù)
Đá viên rớt xuống đầy khắp sân nhà một người dân tại TP Đà Lạt (Ảnh: FB Papy Xù)
Đây là cơn mưa lớn kèm theo đá thứ 2 xuất hiện tại Đà Lạt kể từ đầu năm tới nay. (Ảnh: FB Papy Xù)
Đây là cơn mưa lớn kèm theo đá thứ 2 xuất hiện tại Đà Lạt kể từ đầu năm tới nay. (Ảnh: FB Papy Xù)
Mưa lớn kèm theo một lượng nhỏ đá viên cũng đang trút xuống địa bàn xã Pro’h – huyện Đơn Dương chiều 22/4. (Ảnh: FB Huấn Trương)
Mưa lớn kèm theo một lượng nhỏ đá viên cũng đang trút xuống địa bàn xã Pro’h – huyện Đơn Dương chiều 22/4. (Ảnh: FB Huấn Trương)
Mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm khi viên mưa đá có thể có đường kính lên tới hàng chục cm, gây nguy hiểm cho con người, cây trồng, vật nuôi. (Ảnh: FB Huấn Trương)
Mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm khi viên mưa đá có thể có đường kính lên tới hàng chục cm, gây nguy hiểm cho con người, cây trồng, vật nuôi. (Ảnh: FB Huấn Trương)

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), và ít dần tại vùng đồng bằng. (Ảnh: FB Huấn Trương)
Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), và ít dần tại vùng đồng bằng. (Ảnh: FB Huấn Trương)

Cũng trong tháng 4, một cơn mưa đá bất ngờ trút xuống địa bàn TP Đà Lạt và các huyện lân cận. Chiều ngày 11/4, cơn mưa đá kéo dài trong 1 giờ đồng hồ, phá hủy diện tích lớn hoa màu của nông dân tại Vạn Thành – Đà Lạt.

Những viên đá lớn to bằng đầu ngón tay trút xuống, theo dòng nước đổ dồn về một điểm rồi đóng thành từng tảng băng lớn. Mặc dù trời đã tạnh mưa nhưng lượng đá này vẫn mất thời gian rất lâu để tan hết.

thumb_660_c5bc027f-b730-40d9-b789-9bc7658570a8

Được biết, hàng năm vào đầu mùa mưa, tại TP Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng thường xuyên xảy ra mưa đá kèm theo lốc xoáy gây thiệt hại nặng nề cho nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp.

Bích Ngân (Theo Trithucvn.net)